Lên đầu

Gọi miễn phí
Chat ngay

Kết quả phù hợp với từ khóa

0

Công nghệ siêu phân luồng (Hyper Threading) là gì?

21-12-2020, 5:52 pm

Hyper threading là gì? Công nghệ hyper threading được ứng dụng ra sao? Đây chắc hẳn là một thắc mắc của rất nhiều bạn đang tìm hiểu về công nghệ phải không nào? Nếu đây chính là vấn đề của bạn thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Hyper Threading là gì?

Đây là công nghệ tiên tiến được cho ra đời giúp cho máy có thể nâng cao năng suất hoạt động với khả năng cho phép chỉ với một CPU vật lý nhưng lại có thể hoạt động như hai CPU cùng lúc, và từ đó có thể thực hiện tác vụ xử lý khác nhau tại cùng một thời điểm.

Bằng cách ứng dụng công nghệ hyper-threading, hệ điều hành sẽ hiểu CPU vật lý như 2 CPU khác nhau cũng như không thể phân biệt được. Hệ điều hành đảm nhiệm chức năng gửi chuỗi lệnh đến cả 2 CPU và các công việc cần thiết còn lại sẽ được phần cứng đảm nhiệm.

Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc sử dụng máy tính, laptop trong công việc đang ngày càng được nâng cao cũng như các công việc cần được thực hiện trên máy tính ngày càng nhiều thế nên hiệu suất càng cao sẽ hỗ trợ tối đa cho công việc,

hyper threading là gì

Ứng dụng hyper threading như một thủ thuật đánh lừa bộ vi xử lý

2. Ảnh hưởng của Hyper Threading lên hiệu năng CPU như thế nào?

Vậy khi ứng dụng hyper-threading tech vào thì máy bạn sẽ như thế nào?

Nói một cách đơn giản, công nghệ phân luồng được xem như một thủ thuật đánh lừa hệ thống, khiến cho hệ thống hiểu máy có gấp đôi lượng nhân ảo so với con số thực tế mà máy được trang bị. Đó là lý do vì sao mà bạn thấy hiệu suất của Core I7 có thể vượt trội rất nhiều so với Core I5. Cụ thể như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua một vài bài test với Cinebench R20 dưới đây:

  • Khi người ta vô hiệu hóa hyper-threading tech cho máy CPU Core I7-8700K, hiệu suất của máy đã giảm đi 24%.Nói một cách khác, về mặt hiệu năng, khi vô hiệu hóa hyper-threading đã làm 8700K chỉ còn 7700K, tất nhiên đây là một điều mà không ai mong muốn khi sử dụng máy tính đặc biệt đối với những ai muốn sử dụng máy có hiệu năng với mức giá tốt. Còn đối với máy 770k thì hiệu năng sẽ bị giảm đến 26% khiến cho máy có năng suất gần như tương đương với Core I5 hay các CPU lõi tứ đơn giản. Từ đó, ta có thể thấy rõ ràng về tác động đến hiệu suất mà hyper-threading mang đến cho máy.
  • Một ví dụ khác đó là khi sử dụng chương trình render Corona, hiệu suất của máy 8700k giảm đến 31% khi tính năng hyper threading bị vô hiệu hóa, hoặc giảm đến 33% đối với máy 7700k. Đối với các ứng dụng có yêu cầu cao về cấu hình cũng như tốc độ nhu corona hoặc các ứng dụng render khác, việc hiệu suất bị giảm con số cao thế này sẽ có ảnh hưởng đáng kể với năng suất của các tác vụ render cũng như mã hóa, gây giảm chất lượng công việc rõ rệt.

hyper-threading

Sự khác biệt trong cách vận hành máy khi có và không có ứng dụng siêu phân luồng

3. Ưu điểm của công nghệ siêu phân luồng

Nếu như việc vô hiệu hóa công nghệ siêu phân luồng có thể làm giảm hiệu năng của máy đến vậy thì chúng đóng vai trò thế nào và có ưu điểm ra sao mà chúng ta nên ứng dụng công nghệ này cho máy tính?

Nói một cách chính xác, nếu như những công việc mà bạn cần xử lý bởi máy tính là các tác vụ đơn giản như sử dụng trình duyệt, kiểm tra email, sử dụng các ứng dụng đơn giản thì có lẽ bạn sẽ không cảm nhận được rõ tác dụng của hyper-threading đối với máy bởi sự tác động của nó là không đáng kể.

Trên lý thuyết, ứng dụng công nghệ này là một cách giúp cho con chip xử lý mọi hoạt động tốt hơn, tuy nhiên do bộ vi xử lý ngày nay quá phát triển và có tốc độ quá nhanh thế nên các chương trình cơ bản sẽ khó trễ nhờ vào bộ vi xử lý tốc độ cao.

Bên cạnh đó, đôi khi hầu như các hoạt động và chương trình của máy được vận hình chỉ với một lõi xử lý, có thể vì chương trình hoặc các lý do không xác định nào đó mà các nhiệm vụ không được chia đều cho các lõi có sẵn.

hyper-threading tech

Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể sử dụng hoặc không sử dụng tính năng này

Bạn sẽ cảm nhận được tác dụng của hyper-threading rõ ràng nhất khi chạy các chương trình nặng, yêu cầu tốc độ, cấu hình máy cao cũng như tốc độ xử lý nhanh như các chương trình render, dựng ảnh 3D, các ứng dụng AE,…Các chương trình này hầu như được xây dựng trên cơ sở sử dụng hiệu suất đa luồng, ứng dụng công nghệ siêu phân luồng hyper-threading đưa hiệu suất của máy tăng tối đa đến 30%.

Mặc dù siêu phân luồng có chức năng tốt như thế nhưng không phải nó sẽ phát huy ở mọi thời điểm, có thể trong những tình huống đặc biệt và vì vài lý do mà công nghệ này không phát huy được hiệu quả của mình.

4. Kết luận

Sau khi đã biết hyper threading là công nghệ gì cũng như tác động của nó lên CPU và những ưu điểm của hyper-threading, Tin học Anh Phát hy vọng bạn không bị lẫn lộn giữa việc hiệu suất tăng lên 30% bởi hyper-threading cùng với việc tăng số lõi cho bộ vi xử lý. Hãy ghi nhớ thông tin này và đừng đánh đồng 2 khái niệm khác biệt này nhé.
Thế nên, như đã nói trên nếu như bạn chỉ sử dụng máy tính cho các công việc đơn giản thường ngày thì việc sử dụng công nghệ này không quá cần thiết. Tuy nhiên nếu như cần các hoạt động nặng, các ứng dụng yêu cầu cấu hình và tốc độ cao thì hyper-threading là một ứng dụng không thể thiếu.

hyper-threading là công nghệ gì

Hiểu rõ các khái niệm sẽ giúp bạn tránh bị “dụ” bởi các nhà bán hàng

Qua bài viết trên chắc chắn bạn đã biết được hyper threading là gì cũng như các tác động và hiệu quả của công nghệ cần thiết này. Tùy vào nhu cầu sử dụng, hãy ứng dụng công nghệ này một cách hợp lý.

Nếu như bạn vẫn còn thắc mắc và muốn tìm hiểu thêm về việc ứng dụng hyper threading hoặc mua một chiếc máy tính mới có trang bị công nghệ này thì hãy liên lạc ngay với Tin học Anh Phát nhé.

Ngoài ra, bạn cũng có thể xem thêm video công nghệ siêu phân luồng là gì qua video bên dưới nhé!




Hãy chia sẻ bài viết này:

WEBSITE ĐƯỢC SỞ HỮU VÀ QUẢN LÝ BỞI NGUYỄN VÕ DUY ANH
Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0315129021 do sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 25/6/2018

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng

Xem sản phẩm khác Tiếp tục mua hàng